Phản ứng Mất_điện_tại_Ấn_Độ_tháng_7_năm_2012

Vào ngày xảy ra sự cố, Bộ trưởng Điện lự Sushilkumar Shinde lệnh cho một ban hội thẩm gồm ba thành viên điều tra nguyên nhân mất điện và báo cáo trong vòng 15 ngày.[28] Phản ứng trước chỉ trích, ông nhận xét rằng Ấn Độ không phải nơi duy nhất từng trải qua mất điện trên quy mô lớn, nõ cũng từng xảy ra tại Hoa Kỳ và Brasil; trong vài năm trước.[13]

The Washington Post mô tả mất điện làm gia tăng sự cấp thiết cho dự án của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trị giá 400 tỷ USD nhằm đại tu mạng lưới điện lực Ấn Độ. Kế hoạch của ông kêu gọi phát thêm 76 GW vào năm 2017,[16] một phần là từ năng lượng hạt nhân.

Tổng thư ký của Liên đoàn các phòng công thương Ấn Độ Rajiv Kumar (FICCI) nói rằng, "Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sập mạng lưới điện là khoảng cách lớn giữa cung và cầu. Hiện có nhu cầu cấp bách trong việc cải tạo lĩnh vực điện năng và mang lại các cải thiện về hạ tầng nhằm đáp ứng các thách thức mới của nền kinh tế đang tăng trưởng."[29]

Ngày 1 tháng 8 năm 2012, tân Bộ trưởng Điện lực Veerappa Moily nói rằng, "Điều đầu tiên là phải ổn định mạng lưới..chúng ta tìm ra một chiến lược phù hợp." Ông từ chối khiển trách các bang cụ thể, nói rằng, "Tôi không muốn bắt đầu bằng trò đổ lỗi."[30]

Team Anna gồm những người ủng hộ nhá hoạt động chống tham nhũng Anna Hazare, cáo buộc rằng sự cố sập mạng lưới điện là một âm mưu nhằm đàn áp với mục tiêu là Sharad Pawar.[31][32]

Một số nguồn tin kỹ thuật và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đề xuất rằng mất điện diện rộng có thể ngăn ngừa được bằng hệ thống tích phân gồm các lưới điện nhỏ và phát điện phân phối nối liền mạch với mạng lưới chính thông qua một kỹ thuật mạng lưới điện thông minh cao cấp, trong đó tự động phát hiện lỗi, cô lập, tự khắc phục.[33][34][35][36]